Vải len là một trong những chất liệu phổ biến được ưa chuộng và sử dụng vào khoảng thời gian thu đông có tiết trời se lạnh. Chất liệu len có thể dùng để sản xuất đa dạng các sản phẩm từ quần, áo đến phụ kiện và hầu như mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng để giữ ấm rất tốt.
1. Vải len là gì?
Vải len (Wool) là chất liệu được sản xuất từ các loại sợi tự nhiên lấy từ lông động vật như cừu, dê hay lạc đà, thường có cấu trúc vải mềm mại, mịn màng, ấm áp và dễ chịu khi chạm vào. Nhờ cấu trúc sợi vải dày và mềm, vải len có khả năng giữ nhiệt rất tốt, phù hợp sử dụng tại vùng lạnh hoặc vào những ngày thời tiết trở lạnh, mùa thu đông.
Với xu hướng thời trang ngày càng phát triển và đa dạng, người tiêu dùng dần yêu thích sử dụng các sản phẩm làm từ len trong cuộc sống hằng ngày để giữ ấm cho cơ thể cũng như biến hoá thêm nhiều phong cách ăn mặc. Ngoài ra, chất vải len còn được sử dụng như một món phụ kiện để trang trí nhà cửa, văn phòng hoặc các vật dụng trong đời sống.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số thương hiệu thời trang nổi tiếng đã cho ra đời những sản phẩm với chất liệu len đa dạng hơn, song song với len tự nhiên một số loại sợi tổng hợp được ra đời với giá thành sản phẩm thấp hơn cùng nhiều màu sắc, công dụng khác nhau và tính ứng dụng cũng cao hơn để khách hàng thỏa sức lựa chọn.
2. Nguồn gốc và quy trình sản xuất vải len
Hầu như mọi người đều nghĩ nguồn gốc ra đời của vải len là từ lông cừu, nhưng thực thế có nhiều loại len lấy từ các loại động vật khác nhau hoặc sản xuất kết hợp cùng cotton. Chất liệu vải len được làm từ lông cừu chỉ là nguồn gốc phát hiện và sử dụng vào thời gian đầu tiên. Hiện nay có rất nhiều loại len với công dụng cũng như tính năng khác nhau để phục vụ tuỳ theo mục đích sử dụng.
Lịch sử ra đời của vải len có từ khoảng 4000 năm Trước công nguyên tại vùng Địa Trung Hải. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy con người đã bắt đầu sản xuất đồ len từ 8000 năm trước. Sau quá trình tìm tòi và phát triển về chất liệu len mềm mại này, mãi đến khoảng năm 1200 sau công nguyên sản xuất len đã trở thành một phần chính ở nền kinh tế nước Ý.
Để sản xuất ra vải len phải trải qua quy trình kỳ công gồm nhiều công đoạn phức tạp. Ngày nay các nhà sản xuất đều sử dụng máy móc để tạo ra chất liệu len để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, nhưng hầu hết các công đoạn vẫn giống như cách làm thủ công trong nhiều thế kỷ qua.
Quy trình sản xuất một sợi len cơ bản bao gồm:
- Thu hoạch lông: Đầu tiên, lông của các loại động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà,… được thu hoạch bằng cách cạo sát lông trên cơ thể. Riêng với cừu, phần lông sẽ được thu hoạch 1-2 lần mỗi năm, đối với các loại động vật khác quá trình thu hoạch có thể xảy ra thường xuyên hơn khoảng vài lần một năm.
- Làm sạch lông: Lông sau khi thu hoạch sẽ được giặt sạch để loại bỏ bụi bẩn cũng như mỡ của con vật. Đặc biệt riêng với lông cừu, cần loại bỏ chất nhờn lanolin để không còn bị nặng mùi và tận dụng chất nhờn này để chế tác tạo thành mỹ phẩm dưỡng ẩm da tay. Để chất vải được trắng và sạch hơn nhà sản xuất thường sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch phần lông thô.
- Chải len: Phần lông sau khi làm sạch sẽ trải qua quá trình chải thô bằng cách kéo qua các răng kim loại. Sợi lông tự nhiên sẽ bị xoăn cứng do đó việc chải thô sẽ làm thẳng các sợi len thô và giúp chúng mềm mại hơn.
- Quay len thành sợi: Hiện nay quy trình sản xuất len đều sử dụng máy móc can thiệp, máy quay dùng một bánh xe để quay 2-5 sợi len thô lại với nhau. Điều này tạo thành những mảnh len dài và chắc chắn, có thể gọi là sợi len thành phẩm. Các quy trình khác nhau tạo ra các loại sợi len có kích thước khác nhau phù hợp cho từng mục đích sản xuất sản phẩm len cuối cùng.
- Dệt và đan: Sợi len tạo thành sẽ được dệt thành vải, như vậy tại giai đoạn này có thể sử dụng trực tiếp để làm khăn quàng cổ hay đan len tạo thành áo, găng tay. Các loại sợi khác tạo thành nguyên liệu thô cho tất cả các sản phẩm từ len như giày hoặc áo khoác.
- Hoàn thiện chất liệu len: Tuỳ thuộc vào từng sản phẩm, nhà sản xuất có thể nhuộm màu để đa dạng thêm màu sắc. Vì quá trình hút nước rất nhanh nên tuy trình nhuộm vải len lên màu rất nhanh chóng và tạo ra màu sắc đúng khoảng 90% kỳ vọng.
3. Các loại vải len phổ biến trên thị trường
Mặc dù len mang lại nhiều lợi ích và mục đích chính là giữ ấm nhưng không phải loại nào cũng giống nhau. Mỗi loại lông của các động vật đều có cấu trúc khác nhau do đó chúng sẽ mang một tập hợp đặc điểm riêng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi có hàng tá các loại vải len trên thị trường khiến người tiêu dùng phân vân trong quá trình lựa chọn lựa chọn.
Hiện nay, có 8 loại vải len được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Len Virgin
- Len Merino
- Len Argora
- Len Cashmere
- Len Mohair
- Len lông cừu
- Len Shetland
- Len Cotton